“Tham
gia hoạt động trong lĩnh vực giáo dục là một công việc hết sức nhân văn và có ý
nghĩa vì sẽ đóng góp được nhiều cho sự phát triển của cộng đồng, xã hội và nhu
cầu hội nhập của đất nước.” ông Phạm Tấn Nghĩa - người đã dày công xây dựng 3
hệ thống giáo
dục bao gồm Hệ thống Anh Văn Hội Việt Mỹ (VUS), Hệ thống trường Dân lập Quốc tế
Việt Úc (VAS) và Hệ thống Toán tư duy Hoa Kỳ Mathnasium đã bắt đầu cuộc trò
chuyện với Doanh Nhân Sài Gòn như thế…
THÀNH QUẢ TỪ TƯ DUY ĐỘT PHÁ
Hệ thống Anh Văn Hội Việt Mỹ (VUS) hiện được xem là
đơn vị tiên phong đưa các phương pháp giảng dạy Anh ngữ tiên tiến của thế giới
cho học viên Việt Nam và cũng tham gia góp phần trong công tác đào tạo Anh ngữ
cho thành phố. Xin ông chia sẻ chi tiết hơn những gì mà VUS đã và đang thực
hiện để được giới học thuật Việt Nam đánh giá như vậy?
Mùa
hè năm 2014, lần đầu tiên, trẻ em Việt Nam được tiếp cận với một thành tựu về
công nghệ cao trong việc dạy và học Anh ngữ của Hoa Kỳ, đó là phần mềm chuyên
dụng Imagine Learning English. Có thể nói, đó là nỗ lực vượt bậc của VUS để các
bạn trẻ Việt Nam có cơ hội thụ hưởng thành quả giáo dục từ những nước tiên tiến
cùng thời điểm với các nước phát triển tại Châu Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản tại
Châu Á. Ngược dòng thời gian, cách đây gần 20 năm, cũng chính VUS là đơn vị đầu
tiên tại Việt Nam có đối tác chiến lược là một tổ chức giáo dục tầm vóc thế
giới - Đại học New York (The City University of New York (CUNY)) - trường đại
học công lập lớn thứ 3 tại Hoa Kỳ với 24 trường trực thuộc, hơn 1.400 phân khoa
và có 550.000 sinh viên theo học. Và cũng chính VUS đã tiên phong giúp cho học
viên có cơ hội được tiếp cận với các bằng cấp quốc tế (International TOEFL -
1999, Cambridge Starters, Movers, Flyers – 2000, TOEIC – 2003, TOEFL iBT –
2006, IELTS).
Cảm nghĩ của ông như thế nào khi VUS được đánh giá như
thế?
Với
một người làm giáo dục thì đây là phần thưởng tinh thần lớn nhất đối với chúng
tôi. Không chỉ đem đến các phương pháp giảng dạy Anh ngữ tiên tiến của thế giới
cho trẻ em Việt Nam và giáo viên tiếng Anh cả nước thông qua việc tổ chức hội
nghị VUS –TESOL thường niên, VUS còn nhận được sự tín nhiệm từ Sở GD&ĐT
TP.HCM khi được giao nhiệm vụ chuẩn hóa đội ngũ giáo viên tiếng Anh tại các
trường phổ thông công lập trên địa bàn thành phố, và được UBND TP.HCM giao
trọng trách hợp tác với Công An TP.HCM, Bộ Đội Biên Phòng TP.HCM để đào tạo
tiếng Anh cho các chiến sĩ công an, bộ đội biên phòng của thành phố. Bên cạnh
đó, với chất lượng giảng dạy và thành tựu của mình, VUS cũng được các tổ chức
quốc tế tin tưởng chọn hợp tác như Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thông qua Tổng Lãnh Sự
Hoa Kỳ tại TP.HCM để triển khai giảng dạy chương trình học bổng The English Access
Microscholarship Program cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hay được Nhà Xuất bản
Đại học Oxford (Oxford University Press (OUP)) chọn là đối tác duy nhất được sử
dụng thương hiệu OUP tại khu vực Châu Á.
Chia sẻ tâm huyết về VUS, ông thường nói: “Sứ mệnh của
Anh Văn Hội Việt Mỹ là tiếp sức cho thế hệ trẻ Việt Nam trên bước đường hội
nhập bằng một công cụ hữu
hiệu và sắc bén là Anh ngữ”, ông có thể giải thích rõ hơn ý nghĩa của câu nói
này?
Khi học sinh, sinh viên
VN đủ tri thức khoa
học, kỹ năng hội nhập thì sẽ có nhiều cơ hội mở rộng tầm nhìn, từ đó tạo ra
những thay đổi cho cá nhân, cho cuộc đời của bản thân và góp phần vào sự phát
triển của xã hội. Đây không chỉ là mong muốn của cá nhân tôi mà còn là
sứ mệnh mà VUS đeo đuổi. Hằng năm, Hệ thống Anh Văn Hội Việt Mỹ đào tạo khoảng
200.000 lượt học viên và tạo điều kiện cho khoảng 10.000 học viên được nhận các
chứng chỉ Anh ngữ quốc tế. Hàng triệu học viên đã tham gia học tập tại VUS,
trong đó, nhiều học viên đã có cơ hội hội nhập vào nền giáo dục thế giới thông
qua việc du học ở những nước phát triển hay giữ những vị trí quan trọng tại các
tập đoàn đa quốc gia và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống, góp
phần nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam trong quá trình hội
nhập thế giới. Đó không chỉ là kết quả mà là sự khẳng định và cam kết
của VUS về chất lượng đào tạo Anh ngữ hàng đầu. Ngoài
ra, với uy tín xây dựng được, VUS cũng tạo mọi điều kiện để nâng cao nghiệp vụ
sư phạm và chuyên môn cho hơn 1.500 giáo viên bản ngữ và Việt Nam được truyền
ngọn lửa và hun đúc lòng yêu nghề.
Đó có phải là lí do mà ông đã thành lập Hệ thống
trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS) cách đây 10 năm với phương châm làm cho
phụ huynh “hài lòng hơn, an tâm hơn” khi bổ sung các kỹ năng hội nhập vào giảng
dạy song song với chương trình của Bộ GD&ĐT không ạ?
Để
hội nhập vào nền giáo dục thế giới, nếu chỉ kỹ năng tiếng Anh thì chưa đủ. Vì
vậy, năm 2004, Hệ thống Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS) ra đời. Đây là mô
hình giáo dục tiên phong bằng phương pháp tối ưu hóa chương trình của Bộ
GD&ĐT kết hợp với việc đào tạo Anh ngữ và những kỹ năng hội nhập với mức
học phí vừa phải mà học sinh vẫn được trang bị đủ kiến thức, kỹ năng hội nhập.
Điều này đã đưa VAS trở thành một trong những đơn vị hàng đầu trong thị phần
đào tạo chương trình song ngữ thời bấy giờ.
Sau gần 10 năm đưa mô hình này vào hoạt động, thành
quả nào nổi bật của VAS mà ông tâm đắc?
Sau
gần 10 năm, VAS đã đưa được chương trình quốc tế đào tạo song song với chương
trình của Bộ GD&ĐT cho hơn 5.000 học sinh VAS. Học sinh hoàn tất chương
trình theo từng cấp của VAS chuyển tiếp việc học sang nước ngoài cũng đã ngày
càng trở nên phổ biến hơn do chứng chỉ A level được thừa nhận trên toàn thế giới.
Một số quỹ đầu tư nước ngoài uy tín đã đánh giá cao và tham gia đầu tư để phát
triển VAS ngày càng lớn mạnh.
Xin ông chia sẻ đôi điều về Hệ thống Toán tư duy Hoa
Kỳ Mathnasium, một hệ thống giáo dục mà ông đã đầu tư và sở hữu 100% ạ?
Tôi đã hợp tác với Mathnasium,
hệ thống toán tư duy Hoa Kỳ hàng đầu thế giới với bề dày phát triển 35 năm, để
học sinh Việt Nam được tiếp cận với một phương pháp học tiên tiến và truyền được
cảm hứng cho người học. Hiện nay, Mathnasium đã phát triển thành 27 trung tâm tại
Hà nội, TP.HCM và một số tỉnh thành lân cận khác. Năm 2014, Mathnasium Việt Nam
đã có gần 10.000 học viên theo học. Bằng phương pháp cá thể hóa trong đào tạo,
một xu hướng giảng dạy hiện đại mà thế giới đang hướng đến, Mathnasium sẽ trang
bị cho trẻ em Việt Nam một nền tảng tư duy logic, vững chắc ngay từ bước khởi đầu
để tạo ra những kỳ tích và thành công vượt trội cho tương lai mai sau.
KHÔNG CHỈ LÀ TÂM HUYẾT VÀ ĐAM MÊ
Xin
ông cho biết cơ duyên nào lại khiến ông gắn bó với lĩnh vực giáo dục?
Sau khi tốt nghiệp đại học,
tôi đã có một thời gian làm công tác nghiên cứu và gần mười năm ở vị trí quản
lý trong các tổ chức nhà nước và cũng có tham gia cùng Tổ chức Hỗ trợ Đại học
Việt Nam (WUS Việt Nam). Từ đó, tôi thấy rằng tham gia hoạt động trong lĩnh vực
giáo dục là một công việc hết sức nhân văn và có ý nghĩa vì sẽ đóng góp được
nhiều cho sự phát triển của cộng đồng, xã hội và nhu cầu hội nhập của đất nước.
Không
chỉ đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, ông còn tham gia nhiều hoạt động vì cộng đồng,
ý nghĩa của việc làm này với ông như thế nào?
Hằng năm, VUS dành một quỹ học
bổng gần 10 tỉ đồng giúp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, gia đình có công với
cách mạng, con em cán bộ viên chức và xây nhà cho người nghèo ở vùng sâu vùng
xa, … Thông qua quỹ Nhịp Tim Việt Nam, tôi có cơ hội giúp hàng trăm trường hợp các
em bệnh tim bẩm sinh được thực hiện những ca mổ tim để giành lại sự sống. Tất cả
việc làm này xuất phát từ trái tim, tấm lòng của tôi và tập thể nhân viên, thầy
cô giáo của VUS. Bởi, hơn ai hết, là những người làm giáo dục, ngoài việc mang
lại kiến thức cho học sinh, chúng tôi còn có một trách nhiệm lớn hơn là giáo dục
cho các em ý thức trách nhiệm với cộng đồng và tình thương yêu. Qua đó, chúng
tôi cảm thấy được đoàn kết, gắn bó hơn, thấy công việc đang làm của mình có giá
trị, ý nghĩa hơn.
Được
biết ông rất cầu toàn trong công việc nhưng lại rất đơn giản trong cuộc sống,
ông nghĩ thế nào?
Đúng là công việc của tôi
cũng còn rất bề bộn. Ngay cả việc tham gia một số môn thể thao mất nhiều thời
gian tôi cũng chưa dám nghĩ đến. Chỉ muốn duy trì sức khỏe để đảm bảo được khối
lượng công việc mình đang làm. Vì thế tôi chỉ chọn những môn khá đơn giản như
chạy bộ, bơi lội vì chỉ cần một đôi giày, chiếc quần short và áo thun thể thao
là được rồi. Ăn uống cũng vậy, thời thanh niên tôi đã từng sống tập thể nên ăn
gì cũng được, uống gì cũng chẳng sao. Như hiện tại, đôi lúc sáng cơm chiên trứng,
chiều thì lại trứng chiên cơm, vẫn là hạnh phúc (cười).
Với
những thành quả đã đạt được trong suốt hành trình theo đuổi lĩnh vực giáo dục,
nếu nhận xét một cách ngắn gọn, ông thấy thành công của mình là do đâu?
Ngoài tâm huyết và niềm đam
mê, tất cả những gì tôi đạt được ngày hôm nay là nhờ vào may mắn, sự nỗ lực,
kiên trì, phấn đấu không ngừng.
Xin
cảm ơn về những chia sẻ đầy nhiệt huyết của ông. Xin phép cho tôi được chia sẻ
chút cảm nhận của tôi về ông với bạn đọc.
Những gì ông Phạm Tấn
Nghĩa đóng góp cho nền giáo dục và cho thế hệ trẻ Việt Nam không thể nói hết
trong bài viết hôm nay. Dù ông vẫn khiêm tốn nhận mình “may mắn” nhưng rõ ràng,
thành công của VUS, VAS và Mathnasium chính là sự nỗ lực không mệt mỏi của ông
với ngành giáo dục Việt Nam và là kết quả của sự sáng tạo, dấn thân, dám nghĩ
dám làm. Mỗi học viên ra trường được sở hữu những chứng chỉ quốc tế từ 3 hệ
thống giáo dục trên, điều đó có nghĩa là Việt Nam sẽ có thêm một công dân tự
tin bước vào nền giáo dục thế giới, hội nhập cùng bạn bè quốc tế. Theo ông
Nghĩa, muốn phát triển đất nước, phải dựa trên nền tảng của mỗi công dân. Nếu
mỗi người dân được trang bị một nền tảng kiến thức tốt, tư duy logic và năng
lực hội nhập, chắc chắn sẽ là những nhân tố góp phần cho sự phát triển của đất
nước trong lương lai.
(Sưu tầm)